[SREC_NEWS]: TÌNH HÌNH VỀ CÔNG NGHỆ VÀ TMĐT Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

[SREC_NEWS]: TÌNH HÌNH VỀ CÔNG NGHỆ VÀ TMĐT Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

Bởi Phạm Phong 15/07/2024

#SREC_NEWS

    Mỗi tuần trôi qua, khi mà sức nóng của ngành thương mại điện tử và công nghệ vẫn không hề giảm sút với những thông tin, sự kiện mới hấp dẫn. Để giúp bạn cập nhật những thông tin nóng hổi nhất, SREC NEWS xin gửi đến bạn đọc bản tin tổng hợp với những nội dung hấp dẫn sau đây:

  1. Sếp Google khẳng định: Một lĩnh vực của Việt Nam sẽ tăng trưởng thần kỳ, đến năm 2030 đạt 220 tỷ USD.
  2. Thị trường sẽ ngày càng cạch tranh gay gắt.
  3. Đào tạo nhân lực thương mại điện tử ở Việt Nam.
  4. Khi thương hiệu dùng công nghệ để quảng bá công nghệ

    Mời các bạn Click vào từng bản tin để có thể theo dõi chi tiết nội dung. Đừng quên follow Fanpage SREC để cập nhập thêm những thông tin mới nhất về kinh tế, khởi nghiệp trên lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ nhé!!

    Tin 1: Sếp Google khẳng định: Một lĩnh vực của Việt Nam sẽ tăng trưởng thần kỳ, đến năm 2030 đạt 220 tỷ USD.

   Mới đây, trong một sự kiện, ông Marc Woo - Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 11 lần vào năm 2030, đạt mức đáng kinh ngạc 220 tỷ USD, tương đương gần một nửa GDP hiện tại của Việt Nam. AI là một trong những yếu tố then chốt để hiện thực hóa dự báo trên". Ông Woo cũng nói thêm hệ sinh thái startup của Việt Nam đã tăng lên 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp trong 8 năm, gần như đuổi kịp các hệ sinh thái phát triển như ở Singapore và Malaysia.

    Theo báo cáo e-Conomy SEA 2023, nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á đã tăng trưởng vượt bậc, gấp 8 lần chỉ trong 8 năm, đạt giá trị kinh tế 100 tỷ USD. Sự chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng này, kết hợp với sự sẵn sàng về AI của khu vực giúp Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam dự báo có thể đạt được lợi ích kinh tế lên tới 835 tỷ USD từ AI vào năm 2030.

    Tin 2: Thị trường sẽ ngày càng cạnh tranh gay gắt.

    Hiện nay, các doanh nghiệp địa phương cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ. Theo thống kê, tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%. Thương mại điện tử đã không còn là sân chơi riêng cho các doanh nghiệp tại các đô thị lớn mà đã có xu hướng mở rộng ảnh hưởng sang các tỉnh thành. Kho hàng đặt tại các tỉnh thành đồng thời giúp rút ngắn thời gian vận chuyển- giao hàng, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh chóng của người tiêu dùng ở địa phương. Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh có doanh số và sản lượng bán dựa trên địa điểm đặt kho nhiều nhất, với tổng cộng chiếm trên 70% toàn thị trường. Đây cũng được coi là đại diện văn hóa tiêu dùng của 2 miền Nam-Bắc.

    Trong top 10 khu vực có doanh số cao nhất, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương và Bình Dương là những tỉnh thành có mức độ tăng trưởng thần tốc so với cùng kỳ năm 2023. Trên thực tế, đây đều là những thành phố lớn khi Quảng Ninh sở hữu cửa khẩu quốc tế, 3 tỉnh thành còn lại tập trung nhiều khu công nghiệp. Dự báo trong quý 2-2024, tổng doanh số trên 5 sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam hiện nay sẽ đạt mức 84,87 nghìn tỷ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra; tăng lần lượt 19,2% và 13,57% so với quý 1-2024. Dự báo, mùa cao điểm kinh doanh của thị trường sẽ trên đà tăng tốc từ quý 2-2024, với tốc độ tăng 19,2% so với quý 1-2024, tương đương tăng khoảng 78% so với quý 2-2023. 

   Tuy nhiên, những biến động địa chính trị làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, sự xâm nhập từ các nhà bán nước ngoài và thay đổi chính sách từ 1 số sàn thương mại điện tử với trọng tâm đề cao người mua... sẽ là những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt nếu muốn phát triển trong phần còn lại của năm 2024. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, việc tìm hiểu kỹ thị trường, lựa chọn sản phẩm và sàn thương mại điện tử để kinh doanh, đề ra chiến lược hiệu quả dựa trên những số liệu và phân tích thực tế sẽ là hướng đi đúng cho nhà bán trong giai đoạn hiện nay.

   Dự báo trong 9 tháng còn lại của 2024, thị trường bán lẻ trực tuyến sẽ tiếp tục có những tín hiệu tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, sự tăng trưởng số lượng nhà bán hiếm hoi trong 2 năm trở lại đây khiến thị trường vốn đã chật chội sẽ ngày càng cạnh tranh gay gắt. Để bắt kịp thị trường, tăng cường sức cạnh tranh, các doanh nghiệp phải luôn chủ động trong triển khai các giải pháp mới, ứng dụng công nghệ và dữ liệu trong vận hành kinh doanh.

    Tin 3: Ðào tạo nhân lực thương mại điện tử ở Việt Nam.

   Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử năm 2024 trên địa bàn; trong đó, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thương mại điện tử là một trong những nội dung quan trọng, được địa phương ưu tiên hàng đầu.

   Đơn cử, đầu tháng 4 vừa qua, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Theo Kế hoạch, thành phố sẽ tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp nội dung thông tin trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và mạng Internet cho cá nhân, thương nhân trên địa bàn thành phố.

   Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, thương nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp Sở Công Thương tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp nội dung thông tin trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và mạng Internet cho cá nhân, thương nhân trên địa bàn.

   Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu 2.000 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử. Cùng đó, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm tiêu dùng… qua các kênh thương mại điện tử. Ngoài ra, đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn.

   Theo Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử của Thủ đô, 2 trong tổng số 16 nhiệm vụ trọng tâm và cũng là 2 nhiệm vụ đầu tiên được Sở Công Thương Hà Nội tập trung triển khai liên quan đến nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, tập trung uyên truyền các chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển thương mại điện tử của trung ương và thành phố đến các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn. Cùng đó, giới thiệu, phổ biến những mô hình thương mại điện tử mới, tiên tiến; tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp, cá nhân về thương mại điện tử trên địa bàn thành phố theo các lĩnh vực kinh doanh. Mục tiêu của Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024 nhằm triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

Tin 4: Khi thương hiệu dùng công nghệ để quảng bá công nghệ 

Theo thống kê về mặt thương hiệu, điện thoại, mô tô xe máy, nhà cửa- đời sống, điện gia dụng, thực phẩm & đồ uống, mẹ & bé và làm đẹp là những ngành hàng sở hữu các thương hiệu có doanh thu và sản lượng cao nhất trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, thực tế thống kê cho thấy, có tới 90% thương hiệu có doanh thu đứng đầu hiện nay đều thuộc sở hữu của thương hiệu nổi tiếng đến từ nước ngoài như Apple, Samsung, Ensure, Honda,...

Dễ dàng nhận thấy, những ngành hàng có doanh số cao trên sàn thương mại điện tử đều vắng bóng các thương hiệu nội địa. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần có những chiến lược kinh doanh khôn khéo, hiệu quả để gia tăng sức cạnh tranh. Top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất chiếm 7,27% tổng doanh số toàn thị trường, chủ yếu đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. Top 10 thương hiệu có sản lượng bán cao nhất chiếm 1,02% tổng sản lượng toàn thị trường, trong đó có 1 thương hiệu Việt là Inochi.

Các chuyên gia phân tích cho rằng bên cạnh sự hồi phục của nền kinh tế, doanh nghiệp đang ngày càng có niềm tin vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến. Thương mại điện tử sẽ là sân chơi buộc phải tham gia nếu muốn tiếp cận số lượng khách hàng khổng lồ.

Tuy nhiên, thương mại điện tử luôn là một thị trường đầy khốc liệt bởi cùng một mặt hàng, người dùng có thể nhìn thấy hàng chục, hàng trăm nhà cung cấp trên sàn. Vì vậy, với số lượng doanh nghiệp tăng lên, chắc chắn cuộc chiến trên nền tảng Ecommerce sẽ ngày càng phức tạp. Nhà bán có thể bị đào thải bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả, chuyên gia cảnh báo.

SREC - STUDY WITH PASSION TO LIVE PURPOSEFULLY

___________________

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

CLB SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHỞI NGHIỆP - SREC

➤ Facebook: SREC - CLB Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học & Khởi Nghiệp

➤ Website: https://srec.edu.vn/

➤ Email: srec.tmu@gmail.com

➤ Hotline: 0827939493 (Ms.Thu Lieu)

#SREC_NEWS

#BantinKN

 

Đăng ký


Đăng ký thuê gia sư