[SREC_NEWS]: TÌNH HÌNH VỀ CÔNG NGHỆ VÀ TMĐT Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

[SREC_NEWS]: TÌNH HÌNH VỀ CÔNG NGHỆ VÀ TMĐT Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

Bởi Nguyễn Duy Mạnh 20/08/2024

#SREC_NEWS

Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là Internet và các thiết bị di động, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Hôm nay, hãy cùng SREC cập nhật những tin tức nổi bật về thương mại điện tử của tuần vừa qua nhé!

 Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới

TP.HCM tăng cường kiểm tra kinh doanh trên thương mại điện tử

Alibaba ra mắt các mô hình AI chuyên về toán học được cho là vượt trội hơn LLM từ OpenAI, Google

Chén đĩa, quần áo jeans... Trung Quốc giá chỉ từ 3.000 đồng sẵn sàng vào Việt Nam

Mời các bạn Click vào từng bản tin để có thể theo dõi chi tiết nội dung. Đừng quên follow Fanpage SREC để cập nhập thêm những thông tin mới nhất về kinh doanh, khởi nghiệp trên lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ nhé!!

[ENGLISH]

The explosion of technology, especially the internet and mobile devices, has made online shopping more popular than ever. Today, let's join SREC to update the most outstanding e-commerce news of the past week!

Vietnam is among the top 10 countries with the fastest e-commerce growth rate in the world

Ho Chi Minh City intensifies inspection of e-commerce businesses

Alibaba launches AI models specializing in mathematics, which are said to outperform LLMs from OpenAI and Google

Dishes, jeans... from China at prices starting from only VND 3,000 are ready to enter Vietnam

Invite you to click on each news item to follow the detailed content. Don't forget to follow the SREC Fanpage for more updates on business, startups in the field of e-commerce and technology!"

SREC - STUDY WITH PASSION TO LIVE PURPOSEFULLY🔥

___________________

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

CLB SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHỞI NGHIỆP - SREC

➤ Facebook: SREC - CLB Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học & Khởi Nghiệp

➤ Website: https://srec.edu.vn/

➤ Email: srec.tmu@gmail.com

➤ Hotline: 0827939493 (Ms.Thu Lieu)

Tin 1 : Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới 

Mặc dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng thương mại điện tử Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, giữ được tốc độ tăng trưởng cao và Việt Nam được ghi nhận có tốc độ phát triển thương mại điện tử dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỷ USD, trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ ĐÓNG GÓP 15%-17% TRONG TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ SỐ QUỐC GIA

Hiện nay, Việt Nam có trên 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ, nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch Covid-19. Đưa các hoạt động bán buôn, bán lẻ, lên nền tảng thương mại số, thương mại điện tử trở thành xu hướng lớn, chiếm 19,6% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. Còn tại Việt Nam, mục tiêu đặt ra là doanh thu thương mại điện tử chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025 và có thể đạt được.

Không gian cho thương mại điện tử ở Việt Nam có thể đạt được mức trung bình của thế giới là rất rộng mở. Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (trực tiếp là Cục Thương mại và kinh tế số) cùng thúc đẩy một chương trình chung để thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, các cửa hàng bán buôn và bán lẻ là được chuyển đổi số đưa lên không gian mạng.

BA VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÁT TRIỂN

Để khai thác lợi thế, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, đóng góp cho kinh tế số nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, theo chuyên gia Võ Trí Thành, về mặt thể chế, có 3 vấn đề cần lưu ý xử lý. Trước hết là các văn bản, khung pháp lý ứng xử với dữ liệu, bởi đây là nguồn lực mới, một nhân tố sản xuất mới và toàn bộ các hoạt động, dù công nghệ hiện đại đến đâu cũng đều dựa trên dữ liệu. Thứ hai là các nền tảng kết nối, trao đổi điện tử với sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, cùng các vấn đề về trách nhiệm, tranh chấp nếu có. Thứ ba là tuân thủ các cam kết, thỏa thuận hợp tác và chuẩn mực quốc tế về dịch chuyển hàng hóa, dòng thông tin, dòng tài chính.

Nguồn: VnEconomy

Tin 2 : TP.HCM tăng cường kiểm tra kinh doanh trên thương mại điện tử 

Ngày 13/8, Cục Quản lý thị trường TP.HCM thông tin tình hình kiểm tra, kiểm soát trong tháng 7 năm 2024. Theo đó, tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại vẫn không có dấu hiệu giảm. Ngoài ra, các nguồn hàng hóa di chuyển vào địa bàn TP.HCM được tập kết tại các kho hàng, điểm trung chuyển, chứa trữ và được bày bán, kinh doanh tại các tuyến phố du lịch, địa bàn nổi cộm, trọng điểm, trung tâm thương mại; trong đó, nổi cộm là phục vụ cho các hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử. Cũng trong tháng 7 năm 2024, các đội Quản lý thị trường (trực thuộc Cục Quản lý thị trường TP.HCM) đã xử lý 344 vụ, thu nộp ngân sách với số tiền là 9.217.505.000 đồng, trong đó tiền thu phạt hành chính là 8.454.478.000 đồng; tiền bán hàng tịch thu là 761.010.000 đồng và tiền phạt thu lợi bất hợp pháp là 2.017.000 đồng. Trị giá hàng hóa đã tiêu hủy là 993.969.000 đồng.

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường giám sát các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…) từ đó đã phát hiện, kiểm tra và xử lý 15 vụ vi phạm về các hành vi như: kinh doanh hàng hóa nhập lậu; kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định,…

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường TP.HCM tiếp tục duy trì việc phân công công chức giám sát chặt chẽ tất cả các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kịp thời kiểm tra, xử lý theo quy định nếu có dấu hiệu vi phạm; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng xăng dầu theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân Thành phố, Tổng cục Quản lý thị trường.

Nguồn: VnEconony

Tin 3 :  Alibaba ra mắt các mô hình AI chuyên về toán học được cho là vượt trội hơn LLM từ OpenAI, Google 

Alibaba vừa gây chấn động làng công nghệ với mô hình AI toán học Qwen2-Math. Được đánh giá là vượt trội hơn cả GPT-4o của OpenAI, mô hình này có khả năng giải quyết các bài toán phức tạp một cách hiệu quả. Để chắc chắn , Qwen2-Math đã được thử nghiệm trên nhiều bài toán tiêu chuẩn và đạt kết quả ấn tượng, đặc biệt là trong các bài toán số học.

Thành công của Qwen2-Math không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu của Alibaba trong lĩnh vực AI mà còn cho thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ AI tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc mở mã nguồn của Tongyi Qianwen đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng phát triển AI, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.

Trong tương lai, Qwen2-Math được kỳ vọng sẽ có nhiều ứng dụng, từ nghiên cứu khoa học đến giáo dục. Với khả năng giải quyết các bài toán phức tạp, mô hình này có thể hỗ trợ các nhà khoa học, kỹ sư và học sinh trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề khó.

Nhìn chung, cuộc đua phát triển AI giữa các công ty công nghệ lớn đang ngày càng trở nên khốc liệt, khoảng cách giữa các mô hình AI của Trung Quốc và Mỹ đang dần thu hẹp lại. Sự ra mắt của Qwen2-Math không chỉ mở ra cơ hội học hỏi từ các mô hình tiên tiến mà còn khuyến khích các chuyên gia và doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ AI trong nước.

Nguồn: VnEconomy 

Tin 4 : Chén đĩa, quần áo jeans... Trung Quốc giá chỉ từ 3.000 đồng sẵn sàng vào Việt Nam 

Việc nhập khẩu hàng Trung Quốc giá rẻ từng là một lợi thế lớn cho nhiều dân buôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, lợi thế này đang dần bị giảm bớt, đặc biệt khi các nhà kinh doanh Trung Quốc trực tiếp đưa hàng lên các sàn thương mại điện tử và bao luôn phí vận chuyển.

Tại khu vực biên giới Bằng Tường, các mặt hàng như bình nước giữ nhiệt, chén đũa, dao kéo, khăn lau, xô chậu, thảm... có giá sỉ chỉ từ 2.800 - 6.700 đồng/sản phẩm. Hay vô dãy hàng chuyên bán đồ thanh lý ở Quảng Châu, áo len nữ đa dạng kiểu dáng và màu sắc có giá chưa tới 5.500 đồng/áo. Trong khi quần áo jeans chỉ từ 15.000-20.000 đồng/sản phẩm. Về Việt Nam có thể đẩy giá cả trăm ngàn trở lên.

Gần đây, thị trường thương mại điện tử ngày trở nên khốc liệt hơn khi các nhà bán hàng Việt phải đối đầu trực tiếp với nhà kinh doanh Trung Quốc trên Shopee, TikTok, Lazada, và Tiki. Nhờ nhập hàng tận gốc cùng với hệ thống logistics bài bản, nhà bán hàng Trung Quốc đã chiếm được ưu thế lớn về giá cả cũng như chi phí vận chuyển đến tay khách hàng. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt vẫn lo ngại về chất lượng và bảo hành khi mua hàng từ nước ngoài.

Theo tôi, thông tin này đã phản ánh sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa Trung Quốc, gây ra áp lực lớn lên doanh nghiệp Việt và làm dấy lên lo ngại về chất lượng sản phẩm. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải ủng hộ sản phẩm nước nhà cũng như yêu cầu các nhà sản xuất Việt nâng cao công nghệ, chất lượng và giá cả sản phẩm để duy trì sự phát triển bền vững.

Nguồn: tuoitre

 

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký


Đăng ký thuê gia sư