TÌNH HÌNH TMĐT Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

TÌNH HÌNH TMĐT Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

Bởi Phạm Đức Khôi 26/08/2024

[English Caption Below]

 

Chiến trường thương mại điện tử đang sục sôi với những màn cạnh tranh đầy kịch tính. Các sàn TMĐT lớn nhỏ đều dốc sức để chiếm lĩnh thị trường. Hãy cùng SREC theo dõi những diễn biến mới nhất của tuần vừa qua nhé! 

Doanh nghiệp Việt bán hàng xuyên biên giới qua TMĐT "vật lộn" với chi phí logistics quá cao

Thế trận thương mại điện tử quý II: Shopee và TikTok Shop 'nuốt trọn' hơn 93% miếng bánh thị phần, Lazada và Tiki ngậm ngùi chia nhau phần bánh tí hon

Cơn lốc Temu khuấy đảo thế giới

Lazada lần đầu ghi nhận EBITDA dương

Mời các bạn Click vào từng bản tin để có thể theo dõi chi tiết nội dung. Đừng quên follow Fanpage SREC để cập nhập thêm những thông tin mới nhất về kinh doanh, khởi nghiệp trên lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ nhé!!

 

[THÔNG BÁO TẠM DỪNG BẢN TIN KHỞI NGHIỆP]

Để tập trung cho chuỗi sự kiện lớn nhất năm của nhà SREC, xin thông báo tới bạn đọc SREC sẽ tạm dừng phát sóng Bản Tin Khởi Nghiệp từ ngày 2/9/2024 đến 23/9/2024. Cảm ơn quý bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Bản tin Khởi nghiệp của SREC. 

Hẹn gặp lại các bạn khi SREC NEWS quay trở lại và đừng quên follow SREC để đón chờ chuỗi sự kiện vô cùng hấp dẫn và thú vị này nhé!

 

[ENGLISH]

 The e-commerce battlefield is boiling with dramatic competition. Large and small e-commerce floors are trying their best to dominate the market. Let's follow the latest developments of the past week with SREC! 

 Vietnamese businesses selling goods across borders through e-commerce "struggle" with too high logistics costs

 The e-commerce battle in the second quarter: Shopee and TikTok Shop 'swallowed' more than 93% of the market share, Lazada and Tiki shyly shared the tiny pie

 Temu whirlwind stirs the world

 Lazada records positive EBITDA for the first time

 Invite you to click on each news item to follow the detailed content. Don't forget to follow the SREC Fanpage for more updates on business, startups in the field of e-commerce and technology!

[ANNOUNCEMENT OF SUSPENSION OF STARTUP NEWSLETTER]

In order to focus on the biggest series of events of the year, SREC would like to inform readers of the schedule to stop broadcasting the newsletter from September 2, 2024 to September 23, 2024. Thanks for always following and supporting SREC's Startup Newsletter.

We look forward to seeing you again when SREC_NEWS returns!
Don't forget to follow SREC to look forward to this extremely attractive and interesting series of events!

SREC - STUDY WITH PASSION TO LIVE PURPOSEFULLY 

___________________

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

CLB SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHỞI NGHIỆP - SREC

Facebook: SREC - CLB Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học & Khởi Nghiệp

Website: https://srec.edu.vn/

Email: srec.tmu@gmail.com

Hotline: 0827939493 (Ms.Thu Lieu)

#SREC_NEWS

#BantinKN

 

Tin 1: Doanh nghiệp Việt bán hàng xuyên biên giới qua TMĐT "vật lộn" với chi phí logistics quá cao

Ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh chóng nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự bùng nổ của TMĐT, đóng góp khoảng 4-5% GDP. Thị trường TMĐT Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2023 và dự báo tăng trưởng với tỷ lệ 29% hàng năm đến năm 2025. 

Tuy nhiên, chi phí logistics cao, chiếm khoảng 20-25% GDP, vẫn là thách thức lớn đối với ngành. Chi phí logistics cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các SME. Dù TMĐT xuyên biên giới phát triển mạnh, chi phí vận chuyển vẫn là rào cản chính, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản, gặp khó khi chi phí vận chuyển cao hơn giá trị đơn hàng. Để giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh, các nền tảng TMĐT xuyên biên giới đã bắt đầu tích hợp các dịch vụ logistics, cho phép ghép chuyến hàng với các nước lân cận. Điều này giúp giảm chi phí và rủi ro hàng hóa cho doanh nghiệp, tăng cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, các SME vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong việc tối ưu hóa quy trình xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần tìm giải pháp vận chuyển đáng tin cậy, giảm chi phí và rủi ro hàng hóa. Dịch vụ logistics trực tuyến là cần thiết để hỗ trợ các SME trong thương mại toàn cầu.

Nền tảng Alibaba.com đã hợp tác với UPS và DHL để hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đến 200 quốc gia với thời gian từ 3-7 ngày. Họ cũng cung cấp các dịch vụ như theo dõi đơn hàng, tư vấn hải quan, và bảo hiểm hàng hóa, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Châu  u với nhiều quy định phức tạp. 

Nguồn: Cafef.vn

Tin 2 : Thế trận thương mại điện tử quý II: Shopee và TikTok Shop 'nuốt trọn' hơn 93% miếng bánh thị phần, Lazada và Tiki ngậm ngùi chia nhau phần bánh tí hon

Trong quý II/2024, người dùng đã chi 87.370 tỷ đồng trên bốn sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki, tăng 10,4% so với quý I. Shopee dẫn đầu với 62.380 tỷ đồng, chiếm 71,4% thị phần. TikTok Shop đứng thứ hai với 19.240 tỷ đồng, chiếm 22% thị phần. Lazada và Tiki lần lượt đạt 5.160 tỷ đồng và 584,77 tỷ đồng.

Shopee và TikTok Shop chiếm 93,4% thị phần giao dịch trong quý II/2024, tăng so với 91,25% của quý I, tạo ra một cuộc đua song mã giữa hai sàn này. Shopee có tốc độ tăng trưởng vượt trội với mức tăng 16,1%, trong khi TikTok Shop chỉ tăng 4,8%. Sự khác biệt này đến từ việc TikTok Shop phụ thuộc nhiều vào nhóm ngành Thời trang & Phụ kiện, vốn bị ảnh hưởng sau mùa mua sắm Tết Nguyên đán.

Shopee tiếp tục gia tăng sức cạnh tranh với TikTok Shop bằng cách mở rộng hình thức livestream, kết hợp giải trí và mua sắm, thu hút người tiêu dùng qua các KOL nổi tiếng. Trong khi đó, TikTok Shop ghi điểm với sự kiện "Sinh nhật vui sắm" và các livestream doanh thu lớn, giúp GMV toàn thị trường trong tháng 6 đạt mức 33.800 tỷ đồng, cao nhất từ đầu năm.

Dự báo cho thị trường TMĐT Việt Nam trong 3-5 năm tới, ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Phân tích thị trường tại YouNet ECI, cho rằng xu hướng mua sắm trực tuyến hàng ngày, các mặt hàng giá trị cao và shoppertainment sẽ là động lực chính cho sự phát triển.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'SREC NEWS Thương Quỷ2 Quý2/2024 Bacbrnthrekuhuge-e/ 2024 2024 YouNetECI PHẨN GIÁ TRỊ GIAO DỊCH CỦA CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, QUÝ Tiki TikTok Shop 22.0% IKI 584,77 tỷ đồng 41,4% Lazada 5.9% Shopee 62,38 nghin đõng +16,1% 87,37 87,37NGHÌN TÝ ĐỐNG TikTok Shop 19, nghin tỷ đõng Lazada 5,16 nghin tỷ đống Shopee 71,4% FACT: Tăng trưởng quý TikTok Shop giảm điềm Shopee tăng trưởng dễn trước. nhưng phẩn với quỳ so SÁNH HAI NẾN TẢNG, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA SHOPEE TRONG QUÝ SO VỚI QUÝ VƯỢT TRỘI so VỚI TIKOK SHOP READ MORE https://srec.edu.vn'

Tin 3: Cơn lốc Temu khuấy đảo thế giới

Mới 2 năm hoạt động, sàn bán hàng online giá rẻ xuyên biên giới Temu nhanh chóng phủ 70 thị trường, giá trị giao dịch năm nay gần 30 tỷ USD. Đầu tháng 8, Colin Huang (44 tuổi), Nhà sáng lập công ty thương mại điện tử PDD Holdings, trở thành người giàu nhất Trung Quốc. Tài sản của Huang tăng khi hai nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ Pinduoduo và Temu, cùng thuộc PDD Holdings, ăn nên làm ra. 

Temu là sàn bán lẻ online xuyên biên giới tương tự các đồng hương Shein, Wish và AliExpress. Sàn ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và nhanh chóng mở rộng nhanh đến Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu  u và Đông Nam Á, ước đến nay khoảng 70 thị trường. Nhận thức của người tiêu dùng toàn cầu với Temu ngày càng tăng. Một cuộc điều tra gần đây của viện nghiên cứu IFH Köln (Đức) cho biết 32% người tiêu dùng nước này được hỏi nói đã mua sản phẩm từ Temu, tăng lên từ mức 11% vào 2023. 

Theo Huang, chiến lược cốt lõi của Pinduoduo "không phải là giá rẻ, mà là khiến người dùng cảm thấy như họ đã có được một deal hời". Là phiên bản quốc tế của Pinduoduo, Temu thừa hưởng chiến lược phát triển của "chị em" mình tại quê nhà. "Chúng tôi không nhắm đến việc trở thành Alibaba tiếp theo. Pinduoduo là mô hình hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể coi thường, nói rằng chúng tôi chỉ là tay mơ nhưng bạn sẽ không thể phớt lờ được", Nhà sáng lập Colin Huang nói với tờ Caijing năm 2018.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Tin 4: Lazada lần đầu ghi nhận EBITDA dương

Chỉ số lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ (EBITDA) tháng 7 của Lazada lần đầu tiên đạt mức dương, nhờ chiến lược nâng cấp nền tảng, tối ưu vận hành. 

Thông tin nêu trên trang Morning Star ngày 13/8. Con số chi tiết về EBITDA chưa được tập đoàn mẹ là Alibaba Holding công bố. Tuy vậy đơn vị này cho biết mức lỗ trên mỗi đơn hàng của Lazada đã giảm đáng kể nhờ tăng doanh thu và giảm chi phí hậu cần.

Lazada có trụ sở tại Singapore, hoạt động tại 6 thị trường Đông Nam Á và đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng vào năm 2030. Ông James Dong, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada cho biết cột mốc EBITDA dương thể hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả. Kết quả này hình thành từ ba trụ cột: ứng dụng AI và công nghệ, phát triển tiếp thị trực tuyến kèm ưu đãi cho người dùng, tối ưu hóa logistics.

Về logistic, Lazada hiện có hệ sinh thái toàn diện bao gồm khâu quản lý tồn kho cho người bán, thu gom hàng từ điểm bán, hệ thống kho bãi, khả năng vận chuyển cho đến dịch vụ giao hàng toàn quốc.

Nhìn lại hành trình 12 năm, lãnh đạo Lazada gọi đó là thời kỳ "xây móng" kéo dài với nhiều điều chỉnh, đổi mới trong hoạt động. Sau cột mốc EBITDA dương, Lazada khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư mạnh tay để hướng đến những mục tiêu xa hơn. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào thị trường Đông Nam Á theo mô hình phát triển bền vững", ông James Dong nhấn mạnh

Có thể là hình ảnh về văn bản

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký


Đăng ký thuê gia sư