#SREC_NEWS
Hòa cùng với bầu không khí náo nhiệt của những ngày cận TẾT 2024, ngành Thương mại điện tử trong và ngoài nước cũng "so hot" hơn bao giờ hết. Hãy cùng Srec "điểm mặt" những sự kiện đáng chú ý tuần vừa qua thôi nào!!!
- FedEx sắp ra mắt nền tảng thương mại điện tử mới
- Tencent đẩy mạnh dịch vụ thanh toán bằng lòng bàn tay
- Viettel Post dùng 200 robot chia hàng thay con người
- Người Việt mất 17.3 nghìn tỷ đồng vì virus máy tính
Mời đọc giả theo dõi nội dung chi tiết để có thể cùng chúng mình cập nhật thêm những thông tin mới nhất về kinh doanh, khởi nghiệp, thương mại điện tử dưới đây:
Tin 1: FedEx sắp ra mắt nền tảng thương mại điện tử mới
Nền tảng mới có tên FDX với khả năng cung cấp các dịch vụ bán hàng như tạo nhu cầu, thực hiện, theo dõi và trải nghiệm sau mua hàng bao gồm cả trả lại hàng.
Hiện tại nền tảng vẫn đang trong giai đoạn phát triển thí điểm hẹp và sẽ ra mặt rộng rãi giữa năm nay. Tuy nhiên FedEx chưa đề cập tới các thương hiệu tham gia thị trường thí điểm cũng như cách thức cạnh tranh với các nền tảng hiện có.
FedEx cho biết thêm, các thương nhân có thể sử dụng dịch vụ ShopRunner ( nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của FedEx từ năm 2020) để tiếp cận khách hàng, hiển thị thời gian giao hàng ước tính, xử lý kho vận, theo dõi gói hàng, ghi lại tác động phát thải carbon của việc giao hàng và quản lý trả hàng.
Ảnh: FedEx sắp ra mắt nền tảng thương mại điện tử mới
Nguồn: Thu thập nhiều nguồn
Tin 2: Tencent đẩy mạnh dịch vụ thanh toán bằng lòng bàn tay
Tại Trung Quốc, thanh toán bằng lòng bàn tay ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự tiện lợi, giúp mọi người có thể ra khỏi nhà mà không cần mang theo những vật dụng cần thiết.
Theo CNN, Tencent đang đầu tư vào Weixin Palm Payment, hệ thống sinh trắc học ra mắt vào tháng 5 dành cho người dùng Weixin Pay. Nhờ Weixin Palm Payment, người dùng không cần sử dụng điện thoại thông minh hay thẻ từ khi đi lên các chuyến tàu điện. Chỉ cần đưa tay lên trước bộ phận cảm biến, camera hồng ngoại sẽ phân tích từng dấu vân tay, mẫu tĩnh mạch dưới da rồi nhận dạng người dùng và xử lý thanh toán trong vòng vài giây.
Guo Rizen - Giám đốc điều hành cấp cao Tencent cho biết, dù đây không phải là công nghệ mới nhưng Tencent muốn trở thành công ty giúp hình thức quét lòng bàn tay phổ biến rộng rãi.
Tencent là chủ sở hữu của WeChat, nền tảng được xem là một "siêu ứng dụng" tại Trung Quốc. WeChat không chỉ là ứng dụng nhắn tin mà còn tích hợp mạng xã hội, đặt hàng online và thanh toán số.
Theo ước tính từ công ty tư vấn Goode Intelligence, thị trường thanh toán sinh trắc học toàn cầu dự kiến sẽ đạt hơn 3 tỉ người dùng và đạt giá trị gần 5.800 tỉ USD vào năm 2026. Vào năm 2023, JPMorgan đã trích dẫn báo cáo này khi công bố chương trình thí điểm phần mềm xác thực thanh toán bằng lòng bàn tay của mình.
Ông Guo khẳng định hệ thống này tương tự như phần mềm nhận diện khuôn mặt nhưng có độ chính xác cao hơn. Công nghệ quét khuôn mặt có thể khó phân biệt các đối tượng như anh em sinh đôi. Nhưng công nghệ quét lòng bàn tay sẽ dễ dàng nhận dạng những cặp sinh đôi nhờ vân tay và đường gân hoàn toàn khác biệt.
Tuy nhiên, Tencent cho biết bảo mật và quyền riêng tư luôn là ưu tiên hàng đầu của công ty, dữ liệu sinh trắc học của người dùng đều được lưu trữ trên đám mây và được mã hóa để bảo mật. Dịch vụ quét được cung cấp cho người dùng trên cơ sở tùy chọn tham gia và cho phép người dùng đặt giới hạn chi tiêu cho các khoản thanh toán được ủy quyền.
Ảnh: Tencent đẩy mạnh dịch vụ thanh toán bằng lòng bàn tay
Nguồn: Thu thập nhiều nguồn
Tin 3: Viettel Post dùng 200 robot chia hàng thay con người
Ngày 17/1, Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã khai trương Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam.
Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh được Viettel Post khai trương nằm trong kho hàng diện tích 32.000 mét vuông tại Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), được giới thiệu là có mức tự động hóa cao nhất Việt Nam. Tại đây sử dụng 200 robot tự hành chia chọn hàng hóa (robot AGV), hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) và hệ thống chia chọn dạng băng tải (Cross-belt Sorter). Viettel Post là công ty logistic đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ robot AGV, nhờ đó nâng mức độ tự động hóa trong khâu chia chọn hàng của Viettle Post lên 99%.
Với hơn 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1,4 triệu bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước đây, giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống Viettel Post lên 4 triệu bưu phẩm/ngày, tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam. Tỉ lệ sai sót của tổ hợp gần như bằng 0, rút ngắn thời gian chuyển phát toàn trình từ 8-10 giờ, tăng 3,5 lần sản lượng. Nhờ tự động hoá, tổ hợp cũng giúp giảm 60% số lượng nhân sự.
Quản lý giám sát vận hành khu tổ hợp là hệ thống NOC theo dõi hành trình của từng đơn hàng thời gian thực. Hệ thống giám sát thông minh gồm công nghệ Digital Twin, camera AI, kiểm soát trạng thái của toàn bộ hệ thống thiết bị và hoạt động khai thác hàng hóa, phát hiện và cảnh báo về các hành vi bất thường, giúp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Hệ sinh thái logistics bao gồm phần mềm quản lý kho vận, hệ thống app/web, chuỗi giải pháp công nghệ chuyển phát giám sát trọng lượng, giám sát băng tải, khóa thông minh… đều được phát triển bởi đội ngũ 100% kỹ sư, chuyên gia người Việt, hoàn thiện trong hơn 6 tháng. Trong khi đó, với các hệ thống có quy mô tương tự, các doanh nghiệp lớn trên thế giới mất khoảng 2 năm triển khai để có thể đưa vào sử dụng thực tế.
Ảnh: Viettel Post dùng 200 robot chia hàng thay con người
Nguồn: Thu thập nhiều nguồn
Tin 4: Người Việt mất 17.3 nghìn tỷ đồng vì virus máy tính
Virus máy tính khiến người Việt mất hơn chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023, chủ yếu là các loại mã độc đánh cắp tài khoản, mã hóa dữ liệu.
Theo thống kê do Bkav công bố ngày 18/1, mức thiệt hại 17,3 nghìn tỷ đồng giảm so với năm trước (21 nghìn tỷ đồng), nhưng vẫn thể hiện mức độ vi phạm an ninh nghiêm trọng trên không gian mạng.
Cụ thể, có 745.000 máy tính nhiễm virus đánh cắp tài khoản, tăng 40% so với 2022, tập trung vào các ứng dụng ngân hàng và mạng xã hội. Tin tặc cũng phát triển mã độc tấn công tài khoản Facebook Business, sau đó dùng phương thức thanh toán và số dư có sẵn để chạy chiến dịch quảng cáo để trục lợi bất chính. Cũng theo khảo sát, các tài khoản bị chiếm tiếp tục bị kẻ xấu lợi dụng để lừa bạn bè, người thân của nạn nhân. Việc có khoảng 53% máy tính ở Việt Nam sử dụng phần mềm crack cũng khiến loại virus đánh cắp tài khoản dễ lây lan hơn.
Virus mã hóa dữ liệu cũng là vấn đề nhức nhối trong năm 2023. Thống kê cho thấy Việt Nam có 19.000 máy chủ bị xâm phạm bởi loại mã độc này, tăng 35% so với năm ngoái.
Tình trạng vi phạm an ninh mạng được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2024 cùng với sự bùng nổ của AI. Kẻ xấu có thể triển khai nhiều kịch bản lừa đảo mới, kết hợp giữa deepfake và mô hình GPT. Các chuyên gia đánh giá việc tăng cường an ninh AI là xu hướng tất yếu, đồng thời người dùng mạng cần nâng cao kiến thức, phòng tránh rủi ro tiềm ẩn.
Ảnh: Người Việt mất 17.3 nghìn tỷ đồng vì virus máy tính
Nguồn: Thu thập nhiều nguồn
SREC - STUDY WITH PASSION TO LIVE PURPOSEFULLY
___________________
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
➤ CLB SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ KHỞI NGHIỆP - SREC
➤ Facebook: SREC - CLB Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học & Khởi Nghiệp
➤ Website: https://srec.edu.vn/
➤ Email: srec.tmu@gmail.com
➤ Hotline: 0975893477